Tai nạn giao thông đường bộ là sự việc không mong muốn xảy ra, khi xảy ra tai nạn sẽ gây hậu quả thiệt hại về người và tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định nhưng giản đơn, chưa đầy đủ…vì vậy nó đã được bổ sung, sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình hiện nay.
1. Quản lý có hệ thống đối với người điều khiển phương tiện
– Việc quy định vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông một cách xuyên suốt và nhất quán, từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp giấy phép lái xe, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng người lái xe về kỹ năng điều khiển, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phòng ngừa, hạn chế các vụ tai nạn giao thông, phù hợp với Công ước Viên về Giao thông đường bộ năm 1968 và luật của nhiều nước trên thế giới, bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ quyền con người.
– Các chính sách được quy định trong Dự thảo Luật được xây dựng theo định hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, trong đó:
+ Người lái xe tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe đã cấp cho đến khi hết thời hạn hoặc khi có nhu cầu đổi, cấp lại.
+ Người dân được lựa chọn hình thức học, lựa chọn cơ sở đào tạo, giáo viên dạy lái, trung tâm sát hạch lái xe, cơ quan cấp, đổi giấy phép lái xe theo điều kiện, nhu cầu cá nhân, đảm bảo tiết kiệm về thời gian, kinh phí, nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
+ Công khai kết quả đào tạo, sát hạch lái xe cho người dân để người dân có đầy đủ thông tin về cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch, giáo viên, sát hạch viên.
+ Người đủ 17 tuổi trở lên được đăng ký học lái xe. Độ tuổi được cấp giấy phép lái xe vẫn giữ như hiện nay (Đ44).
– Xuất phát từ thực tiễn, cơ quan quản lý sẽ xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, sát hạch sát với yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xác định kỹ năng lái xe trên đường giao thông công cộng là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá kết quả sát hạch lái xe, cũng như bổ sung các kiến thức về sơ cứu ban đầu tai nạn giao thông, kiến thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn giao thông… Xác định quá trình chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện là căn cứ để nâng hạng giấy phép lái xe. Gắn trách nhiệm cá nhân giáo viên dạy lái xe và sát hạch viên sát hạch lái xe đối với kỹ năng điều khiển và hiểu biết pháp luật của người lái xe (Đ45)
– Tiếp tục triển khai cấp đổi Giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công, ngoài ra người dân vẫn có thể đăng ký đổi theo hình thức thủ công nộp hồ sơ từ Công an cấp xã đảm bảo thuận lợi nhất theo nhu cầu. Người dân sẽ không phải kê khai thông tin cá nhân mà cơ quan quản lý căn cứ vào dữ liệu căn cước công dân để thực hiện thủ tục cấp, đổi theo yêu cầu. Hồ sơ cấp giấy phép lái xe và các lần cấp đổi sẽ được cơ quan nhà nước mã hóa bằng dữ liệu quản lý trên phần mềm phục vụ công tác cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, người dân sẽ không phải tự bảo quản, lưu trữ hồ sơ gốc như hiện nay.
2. Các hạng Giấy phép lái xe
– Luật quy định Giấy phép lái xe gồm 11 hạng, trong khi đó theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là 13 hạng. Bỏ hạng A4 cấp cho người điều khiển máy kéo có trọng tải dưới 1.000kg, hạng B1 và B2 cấp cho cả người hành nghề và không hành nghề lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ, xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg. Đổi tên các hạng GPLX A1, D, E, FB2, FC, FD, FE thành A01, D2, D, BE, CE, D2E, DE (Đ42)
– Đây là nội dung được luật hóa từ các quy định về phân hạng Giấy phép lái xe tại Công ước Viên năm 1968, tạo điều kiện cho việc sử dụng Giấy phép lái xe của Việt Nam ở nước ngoài và giấy phép lái xe nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời đây là nghĩa vụ của quốc gia thành viên khi Việt Nam ký kết, gia nhập công ước này. Các quy định phân hạng trong Dự thảo được thực hiện trên nguyên tắc kế thừa các quy định hiện hành của Việt Nam đồng thời không trái với quy định của Công ước Viên 1968, để không gây tác động khi thay đổi về chính sách. Việc cấp giấy phép lái xe theo hạng mới sẽ được thực hiện đối với người cấp lần đầu và cho những giấy phép lái xe thuộc các trường hợp cấp đổi, cấp lại.
– Giấy phép lái xe gồm các trường thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong đó có họ, tên, ngày sinh, số định danh cá nhân, ngày cấp, ngày hết hạn… Bổ sung quy định thông tin trên giấy phép lái xe là nội luật hóa từ quy định của Công ước Viên 1968, các thông tin này là yêu cầu bắt buộc đối với Giấy phép lái xe nội địa. Ngoài ra, Luật còn bổ sung quy định về thời hạn giấy phép lái xe, giấy phép lái xe quốc tế, các quy định về cấp, cấp lại, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
3. Quy định về điểm của Giấy phép lái xe
– Việc quy định trừ điểm và phục hồi điểm giấy ghép lái xe thời gian qua được dư luận quan tâm và cho rằng, đây là một biện pháp quản lý Nhà nước cần thiết và hữu hiệu trong tình hình hiện nay. Chính phủ đã bàn kỹ và thống nhất đề xuất quy định trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe là biện pháp quản lý hành chính Nhà nước (không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính), nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình hiện nay, tiếp thu kinh nghiệm quản lý an toàn giao thông của các nước tiên tiến trên thế giới để quản lý, giám sát quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe, từ đó sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
– Luật quy định GPLX có 12 điểm trong 12 tháng, tính từ ngày cấp mới. Trong 12 tháng người lái xe không bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi điểm nhằm khuyến khích người lái xe nâng cao và có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Đ47).
– Về lịch sử quản lý giấy phép lái xe: Năm 2003 Chính phủ ban hànhNghị định số 15/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đã quy định áp dụng biện pháp quản lý hành chính Nhà nước: “Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe”.
– Nghiên cứu các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác như Y tế, Dược, pháp luật cũng đã quy định biện pháp quản lý hành chính nhà nước tương tự: “Thu hồi chứng chỉ hành nghề” để tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, các nước tiên tiến trên thế giới như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Campuchia… đều có quy định trừ điểm giấy phép lái xe đối với người lái xe khi có các hành vi vi phạm có nguy cơ gây mất an toàn giao thông cao nhằm quản lý việc chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông.
4. Về tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển và giải quyết ùn tắc giao thông
– Xuất phát từ thực tiễn tình hình tổ chức an toàn giao thông và cơ chế giải quyết ùn tắc giao thông có những bất cập đòi hỏi phải quy định các biện pháp cụ thể (cơ quan quản lý, khai thác và vận hành đường bộ chỉ khắc phục đạt khoảng 12% các bất cập về tổ chức giao thông do cơ quan công an kiến nghị, nhiều kiến nghị là “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông không được khắc phục kịp thời).
Luật đã thiết kế 1 chương quy định về nội dung tổ chức an toàn giao thông; chỉ huy, điều khiển giao thông; bảo đảm an toàn giao thông các sự kiện trên đường bộ; bảo đảm an toàn giao thông các phương tiện siêu trường, siêu trọng; quy định cụ thể về các bất cập trong tổ chức giao thông đường bộ và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan, nhất là trách nhiệm của cơ quan quản lý, khai thác và vận hành đường bộ trong việc khắc phục các bất cập về tổ chức giao thông do cơ quan Công an kiến nghị; quy định biện pháp, trách nhiệm và cơ chế giải quyết ùn tắc giao thông của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; quy định đèn, hệ thống đèn tín hiệu giao thông do cơ quan công an khai thác, vận hành.
– Trong đó nổi bật là việc cơ quan công an có thẩm quyền tạm thời đình chỉ hoạt động giao thông khu vực không đảm bảo an toàn giao thông và đề nghị cơ quan quản lý đường bộ phải lắp đặt biển báo cấm tạm thời.
– Các biện pháp đưa ra sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả hơn tình trạng bất cập về tổ chức giao thông, ùn tắc giao thông do có cơ chế rõ ràng, phù hợp, có các biện pháp thực thi cụ thể, kịp thời. Căn cứ tình hình thực tế, thời gian ùn tắc, tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến người tham gia giao thông, hạ tầng đường xá, phương tiện để khắc phục, xử lý nghiêm; gắn trách nhiệm những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra các vụ việc này (Đ53).
5. Giải quyết tai nạn giao thông: Bỏ tư duy “Xe to đền xe nhỏ”
– Xác định tai nạn giao thông là hậu quả không mong muốn xảy ra, khi xảy ra thì phải giải quyết, xử lý nên cần quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức có liên quan; có sự kết nối giữa các cơ sở dữ liệu liên quan; theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; trách nhiệm của cơ quan y tế; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; trách nhiệm của cơ quan công an; trách nhiệm của cơ quan quân đội; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị bảo trì, khai thác đường bộ và cơ quan, đơn vị đăng kiểm; trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm.
– Cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm khi được thông báo về vụ TNGT phải có trách nhiệm tới ngay hiện trường để phối hợp với cơ quan có thẩm quyền điều tra, giải quyết vụ TNGT, cấp cứu người bị nạn. Đồng thời phải giải quyết bồi thường thiệt hại do TNGT gây ra đúng quy định.
– Tai nạn giao thông đường bộ là sự việc không mong muốn xảy ra, khi xảy ra tai nạn sẽ gây hậu quả thiệt hại về người và tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định nhưng giản đơn, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, tản mát ở vài điều luật, chủ yếu hướng dẫn tại các thông tư của các bộ, hiệu lực pháp lý chưa cao, do đó Luật này quy định rất chi tiết những nội dung sau:
+ Những hành vi vi phạm do cá nhân, tổ chức thực hiện phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;
+ Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành có liên quan đến giải quyết tai nạn giao thông nhằm tránh hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi giải quyết hậu quả của vụ tai nạn giao thông nhằm giảm thiểu hậu quả vụ tai nạn (đây là quy định mới);
+ Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông phải căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, xác định rõ nguyên nhân, hậu quả để làm căn cứ bồi thường không có chuyện “xe to đền xe nhỏ”;
+ Điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông phải làm rõ nguyên nhân do con người, do cơ sở hạ tầng giao thông hay do phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc các yếu tố bất ngờ gây ra làm căn cứ xác định trách nhiệm của người có liên quan trong vụ tai nạn; trách nhiệm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc quản lý nguồn nguy hiểm gây tai nạn (Đ57).
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông dùng chung; quy định cách thống kê, báo cáo đánh giá chỉ số tăng, giảm về tai nạn giao thông cho phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới theo cách tính số vụ, số người chết, số người bị thương trên 100.000 dân, trên 10.000 phương tiện giao thông và thời hạn tính chết do tai nạn giao thông trong 30 ngày, kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn.
+ Phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất số liệu thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra.
– Ngoài ra, trong dự án Luật cũng quy định rõ thế nào là tai nạn giao thông đường bộ để phân biệt với các dạng tai nạn khác, đồng thời cũng là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thực hiện trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật (K15-Đ3).
6. Ưu tiên ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý, điều hành và bảo đảm TTATGT đường bộ
– Luật đã đề cập tới những chính sách của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, quy định việc trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; cải cách hành chính, phục vụ nhân dân; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác này (K1, 2-Đ5).
– Trong đó quy định cụ thể về “Trung tâm chỉ huy giao thông” gồm: hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông; hệ thống thông tin liên lạc; chỉ huy điều hành giao thông và hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành. Đồng thời cũng quy định về “Cơ sở dữ liệu dùng chung trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ” để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, công tác bảo đảm an ninh, trật tự và các công tác quản lý Nhà nước khác có liên quan, gồm: Cơ sở dữ liệu về phương tiện giao thông; về người điều khiển phương tiện giao thông; về bảo hiểm của chủ xe cơ giới; về tổ chức giao thông; về vi phạm hành chính; về tai nạn giao thông.
– Đồng thời Luật cũng quy định theo hướng chủ yếu sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong phát hiện, xử lý vi phạm, đặc biệt là hệ thống giám sát và hệ thống camera quan sát, hướng đến giảm dần việc phát hiện, dừng trực tiếp phương tiện; đồng thời có cơ chế tiếp nhận thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự, an toàn giao thông do tổ chức, cá nhân cung cấp làm căn cứ xác định và xử lý vi phạm. Lực lượng Cảnh sát giao thông là lực lượng chịu trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông đường bộ; luật cũng quy định các căn cứ dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm; những hình thức phát hiện vi phạm