TRÁNH MUA LẠI XE BỊ THỦY KÍCH

Ô tô bị ngập nước quá lâu không chỉ gây thiệt hại cho chủ nhân mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua xe. Vậy làm cách nào để có thể tránh mua phải ô tô cũ từng bị thủy kích, ngập nước?

Bảo hiểm cũng góp phần giúp khách hàng chia sẽ những khó khăn trong đợt này tuy nhiên sự thật thì giá trị của những chiếc xe này rớt thê thảm.

Việc xe bị ngập nước không chỉ gây thiệt hại cho chủ nhân mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua xe. Nhiều chủ xe chọn giải pháp mang đi tân trang lai 1 chút rồi bán lại hòng giảm đi tổn thất. Vậy làm cách nào để người dùng có thể nhận biết để tránh tiền mất tật mang khi mua lại những chiếc xe bị thủy kích hay ngập nước?

Đầu tiên, nên nhờ những người thân quen biết kỹ thuật khi chọn xe. Ngoài ra, cần trang bị thêm một số kiến thức cơ bản để hạn chế tối đa nguy cơ mua phải ô tô cũ từng bị ngập nước, bị thủy kích… Phải nắm rõ nguồn gốc của xe và chọn đại lý ô tô uy tín vì họ không dễ đánh đổi uy tín để lừa khách hàng. Hoặc có người thân quen, bạn bè giới thiệu trước khi mua xe đã qua sử dụng.

Kiểm tra một số vị trí hay bị bỏ sót:

Đồng thời kiểm tra mùi ẩm mốc của xe. Nếu xe đã từng ngập nước thì sẽ bị mùi ẩm mốc. Chủ xe thường phun rất nhiều nước hoa để át mùi ẩm mốc. Vì vậy, khi kiểm tra nên đóng cửa xe lại và tắt điều hòa, nếu mùi nước hoa quá nồng hoặc mùi ẩm mốc thể hiện rõ thì cân nhắc việc mua nó.

Một số ý kiến khuyên rằng, người mua nên kéo hết dây an toàn lên kiểm tra. Thường thì người bán hay bỏ quên chỗ này khi làm sạch xe. Nếu thấy phần cuối dây an toàn bị mốc, ố màu hay có màu khác lạ so với phần còn lại hoặc có ngấn thì nhiều khả năng xe đã từng bị ngập nước.

Đối với động cơ

Nên lật nắp capo để kiểm tra từng chi tiết. Cần kiểm tra số máy phải trùng khớp với giấy đăng ký xe do công an cấp. Những xe đã làm lại máy hoặc hộp số thì những đầu ốc, cạnh ốc ở lốc máy và bên ngoài hộp số sẽ có dấu vết mòn do cờ lê để lại.

Đặc biệt, hãy miết nhẹ tay vào các đường keo chỉ ở dưới nắp capo và thân xe xem có còn còn mịn không, các đường keo phải đều không bị gấp, nối. Kiểm tra cẩn thận cụm đèn trước và sau xe, nếu đèn có dấu hiệu bị cậy ra để lau chùi, hoặc mờ thì chứng tỏ nó đã bị vào nước.

Kiểm tra đèn ở bảng điều khiển và bật cần gạt nước mưa xem chúng có hoạt động bình thường. Nghe thử đầu đĩa, đài phát thanh trên xe xem có hiện tượng rè, nhiễu không vì đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi xe bị ngập nước.

Người mua nên kiểm tra gầm xe xem có dấu hiệu bị ăn mòn không? Kiểm tra các vị trí tiếp giáp giữa cao su và vỏ xe, lật cao su ra xem, nếu có dấu hiệu bong tróc nhỏ thì nhiều khả năng xe đã bị ngập nước. Kiểm tra ở cốp xe, các con ốc vít ở những vị trí kín. Nếu thấy có dấu hiệu han rỉ thì nhiều khả năng xe đã từng bị ngập nước.

Nhấc lốp dự phòng ra kiểm tra xem có bùn bẩn, hoặc nước đọng lại đó không vì những vị trí đó thợ sửa xe thường ít để ý đến trong lúc làm việc. Chú ý quan sát các chi tiết bằng kim loại ở cả trong lẫn ngoài xe như đinh vít, bản lề cửa, lò xo giảm chấn, chốt cốp…

Khởi động:

Cuối cùng và quan trọng nhất đó chính là việc khởi động và kiểm tra khả năng vận hành của động cơ. Nếu người mua chưa hiểu biết rõ về xe thì nên nhờ người am hiểu để thử. Khi máy nổ khoảng 15 phút, nếu đồng hồ báo nhiệt trên xe chỉ dưới mức trung bình (1/2 vòng tua) thì máy hoạt động tốt.

Tiếp theo là mở nắp để cảm nhận nhiệt độ của máy, những chiếc xe tốt khi đặt tay lên lốc máy sau 10 phút hoạt động thường chỉ hơi ấm lòng bàn tay. Nếu qua sửa chữa thì sẽ không thể chạm vào bởi máy rất nóng.

Tất nhiên, trên đây chỉ là những mẹo nhỏ để tránh trường hợp gặp phải những chiếc xe bị ngập nước quá nặng. Trường hợp xe bị ngập không quá lâu và chủ xe mang đi bảo dưỡng kịp thời thì hư hỏng không đáng kể. Thậm chí, trường hợp chủ nhân thay mới toàn bộ phụ tùng xe thì không thể kiểm tra, những trường hợp này rất hiếm vì không ai bỏ ra 1 số tiền lớn như vậy cho chiếc xe đã bị hư hỏng quá nặng.

Trả lời