KINH NGHIỆM: Lái xe ô tô trên đường đèo dốc.

Để đối mặt với những cung đường đèo dốc nguy hiểm, tài xế cần nắm vững những kinh nghiệm này để chủ động xử lý cũng như làm chủ mọi tình huống có thể xảy ra.

Kiểm tra xe trước khi xuất phát

Việc chuẩn bị xe thật tốt trước cuộc hành trình sẽ khiến bạn có cảm giác an tâm hơn
Việc chuẩn bị xe thật tốt trước cuộc hành trình sẽ khiến bạn có cảm giác an tâm hơn

Việc chuẩn bị xe thật tốt trước cuộc hành trình sẽ khiến bạn có cảm giác an tâm hơn và cũng giúp bạn giảm được những rủi ro không mong muốn xảy ra.
Trước mỗi chuyến đi, các bạn cẩn đảm bảo và kiểm tra một số thiết bị sau: Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh.

Ngoài ra cần kiểm tra lốp xe thông qua và bề mặt luôn cần một chiếc lốp dự phòng kèm theo.

Với những người có kinh nghiệm lái xe ban đêm đường dài cũng cho rằng, đèn xe cũng là bộ phận cần được kiểm tra để đủ điều kiện đi vào ban đêm trên đường đèo dốc.

Biết cách nhường đường cho xe khác

Theo kinh nghiệm lái xe đường đèo thì di chuyển ở địa hình này không giống như khi di chuyển trên đường quốc lộ và đường thẳng. Khi đi trên đường đèo đặc biệt là gặp những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt. Hướng dẫn lái xe an toàn khuyên bạn cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường đèo hạn chế sức mạnh động cơ. Chính vì vậy, thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.

Cách đổ đèo, dốc an toàn

Kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn là người lái cần biết độ dốc thực tế của con dốc
Kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn là người lái cần biết độ dốc thực tế của con dốc

Kinh nghiệm lái xe an toàn là người lái cần biết độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa hình, thời tiết, lưu lượng tham gia giao thông để mà cài số hợp lý.

  • Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái có thể làm chủ khi xuống dốc mà hạn chế việc phải dùng phanh, khi đó việc xuống gốc chỉ sử dụng bằng ga là chủ yếu.
  • Xuống dốc bằng ga là khi xuống dốc, chúng ta sẽ dùng ga và để xe chạy theo quán tính.
  • Trên xe số tự động, ngoài số D, còn có các vị trí đã được đánh số 3-2-1 hay L, S, M dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc.
  • Dù xe số tự động hay số sàn thì vẫn phải dùng phanh động cơ khi xuống dốc.
  • Khi xuống dốc, hãy cảm giác nếu xe trôi nhanh ngoài ý muốn thì ngay lập tức phải đạp phanh và gạt cần số về số thấp hơn. Hoặc chọn số quá thấp thì khi xuống dốc sẽ bị gằn, vòng tua máy lên cao, đi như vậy rất hại xe và người lái sẽ gặp khó khăn khi điều khiển, lúc đó bạn nên chọn cấp số cao hơn. Nếu chọn số quá cao thì xe sẽ chạy theo quán tính quá lớn, lúc đó sẽ phải sử dụng phanh nhiều, dẫn đến tình tình trạng mòn má và nhanh hỏng phanh, vậy nên nhanh chóng đệm phanh và chuyển xuống các số thấp hơn.
  • Hãy để số phù hợp ở với từng con dốc, ta có thể đưa xe xuống dốc an toàn mà vẫn có thể làm chủ tốc độ và có thể dừng lại khi cần, thậm chí cho xe dừng lại trong trường hợp khẩn cấp.
  • Để xe chạy vượt quá tốc độ khi xuống dốc rồi mới phanh liên tục là việc làm sai kỹ thuật, dẫn đến tình huống nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số thì cũng sai kỹ thuật, vì khi xe chạy nhanh mà về số thì làm xe khựng lại, thậm chí làm hỏng cả hộp số.
  • Nên giảm tốc độ trước khi vào cua, bắt đầu vào cua thì quay vô-lăng nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay vô-lăng, tránh quay quá nhiều làm xe bị văng đuôi, khi hết cua thì trả lái nhẹ nhàng, tránh trả lái gấp và tuyệt đối không được thả vô-lăng tự quay.
  • Với những khúc cua gấp, nếp gấp tay áo và có độ dốc lớn, ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, người lái cần phải chuyển xuống cấp số thấp để phanh động cơ và khi vào cua, chân ga cũng nên thả lỏng, không đạp ga, sau đó quay vô-lăng để xe chạy theo quán tính, nếu cần có thể phanh nhẹ để giảm tốc độ, để hết dốc cua thì nhẹ nhàng đệm ga và trả lái.
  • Để đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc, không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn, không phanh gấp nhưng gặp trường hợp khẩn cấp vẫn có thể phanh để dừng được xe.
  • Khi xuống dốc mà gặp đường trơn, mặt đường có nhiều bùn đất, người lái càng phải thận trọng, cho dù xe bạn có hiện đại đến đâu đi nữa. Gặp phải tình huống này, nên cố gắng chạy xe ở tốc độ ổn định, không đánh lái gấp, không phanh gấp, hãy lái xe ở tốc độ vừa phải, nếu đường có nhiều vũng bùn nước hoặc trơn trượt, thì càng phải cẩn thận hơn.

Không ôm vạch chia đường

Đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số tài xế có xu hướng bám theo vạch chia đường để chạy xe. Những việc làm này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển. Hành động này của bạn sẽ gây khó chịu cho những xe khách xung quanh, thậm chí trường hợp xấu nhất là dẫn đến tai nạn do không kịp thời xử lý đặc biệt với xe đi ngược chiều khi vào cua.

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo không rải nhựa

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo không rải nhựa
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo không rải nhựa

Loại địa hình này rất khó di chuyển, nếu phải chạy xe trên đường này, cần nắm vững 3 nguyên tắc sau:

Thứ nhất: theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến, bởi nếu trời mưa hoặc tuyết thì mặt đường sẽ có hiện tượng trơn trượt nguy hiểm.

Thứ 2: đường không rải nhựa thì độ bám sẽ kém, chính vì thế cần đi chậm và mở cua rộng hơn đường rải nhựa.Di chuyển trong thời tiết xấu: sương mù, mưa gió, tuyết. Kinh nghiệm lái xe đường đèo khi gặp thời tiết xấu là hãy chú ý đi chậm, quan sát nhiềuhơn, bật đèn sương mù và nhớ bám theo vạch kẻ đường. Thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng nhám của mặt đường và luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở. Vì vậy, khi di chuyển trong điều kiện thời tiết như thế này thì tài xế nên dừng lại khi cảm thấy ngu hiểm.

Chú ý những biển báo nguy hiểm

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo dốc là luôn chú ý đến biển báo ven đường
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo dốc là luôn chú ý đến biển báo ven đường

Khi di chuyển trên địa hình đường đèo núi, những mối nguy hiểm luôn tiềm ẩn và bất ngờ gây ra tai nạn cho người lái xe. Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo dốc là hãy đặc biệt lưu ý những tấm biển với nội dung cảnh báo nguy hiểm như: cua liên tục, độ dốc lớn, đá rơi hay súc vật chạy qua đường,… Chẳng hạn khi gặp một tấm biển báo độ dốc 10% kết hợp nhiều cua gấp, người lái xe có kinh nghiệm sẽ biết phải chuyển số thế nào để xe có sức kéo tốt, không bị mất đà và tuột dốc.

Với những kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo, hy vọng các bạn – những tài xế mới, hay những người chưa có kinh nghiệm lái xe đường đèo có thể tự tin trên mọi hành trình trên chiếc xế cưng của mình.

Trả lời