Nguyên Nhân: Khiến ô tô dễ hỏng hóc và nhanh xuống cấp

Để gìn giữ chiếc xe luôn mới và bền đẹp, chủ sở hữu chiếc xe nên trang bị cho mình những kỹ năng lái xe an toàn, kiến thức chăm sóc và bảo vệ xe đúng cách. Bởi những thói quen, cách sử dụng xe không đúng sẽ khiến ô tô của bạn nhanh xuống cấp và hỏng hóc. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình sử dụng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến ô tô dễ hỏng hóc và nhanh xuống cấp, hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Thường xuyên để bình nhiên liệu cạn hoặc bơm nhiên liệu quá đầy

Nếu tài xế thường xuyên lái xe sau khi đèn báo nhiên liệu bật sẽ khiến bơm nhiên liệu nhanh hỏng. Bơm được nhúng chìm trong bình để giữ nhiệt cũng như cách không khí, đề phòng cháy nhổ. Khi xăng cạn, máy bơm bị quá nhiệt và dẫn tới hỏng hóc.

Việc bơm nhiên liệu quá đầy cũng là một trong những lí do khiến xe hơi nhanh hỏng. Do trong quá trình hoạt động, nhiên liệu sẽ được đốt nóng và giãn nở, bình nhiên liệu luôn cần một khoảng trống nhỏ để chứa hơi xăng, hơi ga dư thừa. Nếu bơm xăng quá đầy sẽ khiến rò rỉ hệ thống thoát hơi, gây lãng phí nhiên liệu và làm hỏng hệ thống lọc không khí.

Sử dụng phụ tùng, phụ kiện kém tiêu chuẩn

Những phụ kiện chuyên dụng của xe không nên ham rẻ hoặc mua những dụng cụ đã qua sử dụng, vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tuổi thọ của xe . Do đó hãy sử dụng các phụ tùng, phụ kiện tốt để đảm bảo tiêu chuẩn giúp xe hoạt động bền bỉ và chất lượng hơn. 

Ví dụ như lốp xe ô tô, một chiếc lốp mới luôn tốt và bền hơn những lốp xe cũ có giá thành rẻ. Hãy là một chủ xe thông minh và đầu tư cho chiếc xe của mình một cách tốt nhất.

Điện trong ô tô sử dụng quá nhiều ngay cả khi xe không nổ máy

Các thiết bị như đèn, hệ thống điều hòa, tín hiệu xi-nhan, hệ thống âm thanh giải trí,… cũng hao tốn không ít lượng điện. Vì vậy, hãy tắt khi không sử dụng để duy trì độ bền cho ắc quy.

Không bảo dưỡng ô tô định kỳ và thay dầu thường xuyên

Nếu không thường xuyên bảo dưỡng để kiểm tra và thay thế sửa chữa những bộ phận cần thiết. Điều này làm xe nhanh chóng xuống cấp trong thời gian ngắn. Bạn không thể chủ động trên những hành trình của mình vì những tình huống hay sự cố liên quan đến máy móc, thiết bị của xe được có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. 

Ví dụ khi kiểm tra xe định kỳ, bình ắc quy luôn được các nhân viên kiểm tra kỹ lưỡng. Những căn bệnh nhỏ của ắc quy sẽ được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tránh xa các tình huống hư hỏng không kiểm soát được. 

Vì thế, hãy thường xuyên mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để giúp xe của bạn chạy bền và ổn định hơn. Khoảng thời gian bảo dưỡng định kỳ các chuyên gia khuyến khích người tiêu dùng là 6 tháng một lần. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện thực tế công suất hoạt động cũng như tính chất lộ trình xe phải đi qua mà chủ xe cân đối thời gian bảo dưỡng cho hợp lý.

Không theo dõi độ hao hụt của dung dịch trong bình

Bởi vì bình ắc quy hoạt động bình thường trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Thực tế, nhiệt độ có lúc quá thấp, dung dịch dễ đông cứng và cần đủ lượng nhất định để vận hành. Hoặc khi nhiệt độ quá cao, phần dung dịch nhanh chóng bị bay hơi dẫn đến dễ hao hụt gây tổn hại cho những phản ứng hoạt động của ắc quy. Vì vậy, cần theo dõi thường xuyên lượng dung dịch trong ắc quy để bổ sung kịp thời.

Khởi động xe sau khi động cơ đã nghỉ trong thời gian dài

Thực ra khi xe bật chế độ nghỉ, hệ thống chống trộm và hệ nhận lệnh điều khiển vẫn tiêu thụ điện năng với trạng thái sẵn sàng hoạt động. Vì vậy, khi để lâu không hoạt động, lượng điện cần để khởi động xe trong bình ắc quy có thể không đủ. Việc này lặp lại nhiều lần làm ắc quy nhanh hỏng hơn.

Xe để lâu dưới thời tiết nắng nóng

Nếu chủ xe để xe dưới nắng nóng thường xuyên mà không được che phủ, nhiệt độ cao sẽ khiến bình ắc quy nóng lên nhanh chóng làm các dung dịch bị biến thể và môi trường xảy ra phản ứng hóa học không đảm bảo điều kiện bình thường cho phép. Việc này khiến bình ắc quy ô tô nhanh chóng giảm tuổi thọ.

Sử dung phim cách nhiệt cho xe ô tô kém chất lượng

Sức nóng này không chỉ làm cho động cơ, điều hoà, hệ thống làm mát… của xe hoạt động nhiều hơn. Mà còn tàn phá nội, ngoại thất nhanh hơn. Đặc biệt là lái xe và hành khách ra vào xe ô tô dưới nhiệt độ này sẽ cảm thấy rất ngột ngạt, khó thở và rất dễ sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột ở bên trong và ngoài xe.

Có thể nói, cùng với các phụ kiện, trang thiết bị bên trong xe ô tô. Thì việc chọn dán phim cách nhiệt như thế nào để vừa có độ cách nhiệt tốt vừa chống chói, có độ phản xạ ánh sáng cao, đảm bảo tốt cho sức khoẻ là mối bận tâm lớn của các tài xế Việt.

Trả lời