TÚI KHÍ – NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT

Ngoài dây đai an toàn trên xe ô tô có một hệ thống an toàn khác giúp bạn hạn chế tối đa những tổn thương khi va chạm đó chính là túi khí xe ô tô. Khi có va chạm túi khí sẽ bung ra người ngồi trên xe có thể được cứu sống nhờ túi khí. Với tầm quan trọng của túi khí, ngày nay túi khí luôn được các nhà sản xuất trang bị trên xe ô tô. Nhiều người lái xe thường đặt ra những nghi vấn và câu hỏi về túi khí rằng khi nào túi khí xe ô tô bung ra? Túi khí có đột nhiên bung ra khi không có va chạm?

Cấu tạo của túi khí?

Túi khí được hình thành và phát triển từ những năm 50, qua nhiều năm và nhiều sự cải tiến khắc phục những nhược điểm và hạn chế của túi khí thì đến năm 1971 chính thức được sử dụng. Túi khí được cấu tạo từ 3 bộ phận chính đó là: túi chứa khí, hệ thống tại ra khí, cảm biến khi có va chạm.

Cơ chế hoạt động của túi khí?

Khi có sự va chạm, một cảm biến với tên gọi ACU sẽ nhận diện mức độ va chạm thông qua máy đo gia tốc, lực phanh sau đó hệ thống bơm túi khí được kích hoạt. Lượng khí gas được bơm phồng bị dồn nén bất ngờ bật ra với tốc độ cực đại, ước tính 300km/h, một tiếng “Bụp” cực lớn chính là tiếng túi khí bật ra. Tiếp đến sau 5s túi khí sẽ dần xẹp xuống, lượng khí trong túi dần dần thoát ra ngoài qua các lỗ nhỏ để người ngồi trong xe không bị nguy hiểm và không bị mắc kẹp bởi túi khí.

Chất liệu của túi khí là gì?

Túi khí được làm từ một loại vải co dãn, một chất liệu có thể dễ dàng thu gọn và dễ dàng bung ra khi đặt tại các vị trí cần thiết trên xe. Khi xảy ra sự cố va chạm, cảm biến tính toán gia tốc rất nhanh sau đó túi khí bung ra gần như là tức thời, khoảng thời gian để nó bung ra ước chừng chỉ tính được bằng mili giây. Có như vậy với va chạm bất ngờ túi khí mới bảo vệ cho người ngồi trên xe một cách tốt nhất.

Vị trí lắp đặt túi khí trên xe ô tô?

Loại phổ biến nhất là loại túi khí gắn phía trước. Với va chạm nhẹ tùy và mẫu xa và dòng  xe túi khí có thể được kích hoạt hoặc không được kích hoạt. Khi có những va chạm với mức độ vừa hoặc lớn túi khí phía trước sẽ căng ra với thời gian ngắn nhất để ngăn sự va chạm tổn thương cho hành khách ngồi trên xe.

Loại phổ biến thứ hai là túi khí bên sườn xe. Khi có những va chạm từ phía sườn xe, túi khí sẽ được kích hoạt nhằm bảo vệ tốt nhất những bộ phần quan trọng của hành khách trên xe như đầu, ngực, vai. Bạn có thể sống sót nhờ túi khí bên sườn xe, nó sẽ giảm thiểu tối đa mức độ chấn thương sọ não khi có va chạm.

Ngoài ra những loại túi khí phổ biến trên còn những loại túi khí ít người biết đến ví dụ như Toyota có giới thiệu một loại túi khí trung tâm phía sau để bảo vệ những hành khách ngồi phía sau khi xảy ra những va chạm bên sườn xe.

Khi nào túi khí được bung ra?

Không phải lúc nào túi khí cũng bung ra, tùy vào trường hợp, tùy vào những tính toán điện tử có trên xe, nhiều khi với tai nạn va chạm đến nát cả đầu xe những túi khí vẫn không bung ra chỉ vì bộ cảm biến trên xe tính toán sai lệch.

Một số lưu ý:

– Khi bạn đi cùng trẻ nhỏ tuyệt đối không cho trẻ ngồi trên lòng, đặc biệt không cho trẻ ngồi ở vị trí ghế trước vì khi có sự phanh gấp, chuyển hướng, trẻ nhỏ dễ dàng văng khỏi ghế và xảy ra va đập với nội thất trong xe rất nguy hiểm.

– Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang bầu cũng không nên ngồi ở vị trí ghế trước, nếu có va chạm túi khí bung ra quá mạnh có thể khiến họ bị thương, phản lại tác dụng bảo vệ.

– Duy trì khoảng cách giữa người ngồi vào túi khí khoảng 20-25cm, Không dịch ghế ngồi sát lại gần vị trí đặt túi khí, không gác chân để đồ làm cản trở phía trước vị trí túi khí bung ra

– Thường xuyên kiểm tra tình tình trạng của túi khí, hệ thống đèn báo trên mặt táp lô có chức năng theo dõi hoạt của túi khí. Nếu thấy có hiện tượng lạ nghĩa là hệ thống túi khí có sự cố cần đi kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Túi khí có ý nghĩa rất lớn đối với xe ô tô. Việc sử dụng đúng cách và có những hiểu biết đúng về túi khí xe ô tô giúp bạn giảm thiểu và hạn chế chấn thương do va chạm xuống mức thấp nhất. Hãy là một người lái xe có những hiểu biết đúng đắn về xe ô tô, lái xe an toàn đúng luật khi tham gia giao thông.

 

Trả lời